EK GROUP – Doanh nghiệp tiên phong trong việc “chuyển đổi số” trên sóng truyền hình Quốc hội với Cử Tri
Thực tế thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh nhờ chuyển đổi số kịp thời. Tuy nhiên liệu có phải các doanh nghiệp của chúng ta đều đã ý thức được rõ được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số? Liệu cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp chuyển đổi số đã đầy đủ và toàn diện hay chưa? Cần phải có giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số thích ứng với tình hình dịch bệnh, để đảm bảo mục tiêu vừa có thể phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch bệnh như Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra?
CẦN CÓ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ THÍCH ỨNG VỚI DỊCH BỆNH COVID 19
Từ khi đại dịch Covid-19 đến nay đã gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới vào Việt Nam, làm thay đổi chiến lược và cách thức vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách của quá trình chuyển đổi số. Lúc này, chuyển đổi số không chỉ là khái niệm trong các bản kế hoạch mà đã trở thành một động từ của rất nhiều doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh nhờ chuyển đổi số kịp thời. Tuy nhiên thời liệu có phải các doanh nghiệp của chúng ta đều đã ý thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc chuyển đổi số?
Trong khi dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp gây xáo trộn tới đời sống xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế, nhu cầu chuyển đổi số lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp và ở nhiều địa phương đang coi việc chuyển đổi số chuyển đổi phương thức hoạt động như một trong những giải pháp để không chỉ thích ứng với tình hình khó khăn của đại dịch mà còn là hướng phát triển mới phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay
EK GROUP trên sóng truyền hình Quốc hội và Cử tri
Xuất khẩu lao động cũng là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực của Covid – 19, theo cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động Thương binh và xã hội 120.000 là con số người lao động đi xuất khẩu trung bình nhiều năm cá biệt năm 2019 số lao động xuất khẩu đạt con số kỷ lục tới 148.000 người. Thế nhưng năm 2020 do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ đạt trên 78.000 người. Năm 2021 tình hình cũng không mấy khả quan, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lao đao khốn khó. Bởi người lao động e ngại dịch bệnh, không muốn học ngoại ngữ không muốn Xuất cảnh dường bay trong nước và quốc tế đóng cửa, khó khăn chồng khó khăn.
Trước những thách thức do dịch bệnh Covid-19 mang lại, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã mạnh dạn thử nghiệm chuyển đổi số nhiều hoạt động của doanh nghiệp như dạy học, tuyển dụng…, thậm chí là tiếp cận với các đối tác trong và ngoài nước. Chính vì vậy các học viên của doanh nghiệp vẫn duy trì được việc học, các đơn hàng vẫn được triển khai bình thường. Chỉ cần đường bay mở là người lao động có thể xuất cảnh.
EK GROUP tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định đầu tiên tại Việt Nam dưới sự giám sát từ xa của các đối tác tại Nhật Bản
“Hiện nay chúng tôi tận dụng tất cả những công nghệ thông tin, các kênh thông tin để có thể khắc phục, làm sao để hoạt động của doanh nghiệp có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên trọng điểm của chúng tôi khi tập trung vào chuyển đổi số chính là xây dựng những chương trình và để cho các bạn thực tập sinh trước khi sang Nhật. Các bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn đào tạo trực tuyến trực, tiếp từ bên phía các đối tác Nhật. Đặc biệt là các bạn để có thể thông qua mạng thực tế ảo của chúng tôi, nắm bắt được môi trường làm việc cũng như điều kiện làm việc tại Nhật Bản của các bạn thực tập sinh trong thời kỳ dịch bệnh.” – Ông Nguyễn Thành Kính – Chủ tịch EK GROUP chia sẻ trên sóng truyền hình Quốc hội và Cử tri.
Các bạn TTS của EK GROUP trong các tiết học Online tại nhà
Những lợi thế dễ nhận thấy của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được với các khách hàng nhiều hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo tthông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đã phải đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ tư. Thực tế, gần hai năm qua đã cho thấy hầu hết những doanh nghiệp chuyển đổi số và có lòng tin rằng đổi mới sẽ là chìa khóa để nhanh chóng vượt qua thách thức để nắm bắt các cơ hội của thị trường thì đều đã trụ vững và phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp khác trong tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Theo: Quốc Hội và Cử Tri
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Địa chỉ: Tầng 9 Giảng Đường C, Trường Cao Đẳng Nghề Thanh Hoá ( 64 Đình Hương)
HOTLINE: 0981.500.456