LÝ THUYẾT MẬT MÃ HOLLAND

Lý thuyết Mật mã Holland và tác giả

Lý thuyết mật mã Holland – Công cụ trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp được xây dựng trên nền tảng lý thuyết đặc tính nghề của Tiến sĩ John Holland, đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia từ những năm của thập niên 1960 và tại Việt Nam hơn 10 năm qua.

Công cụ giúp người sử dụng bắt đầu tìm hiểu về đặc tính nghề nghiệp của mình qua sở thích tự nhiên. Nhờ kiến thức này mà người sử dụng sẽ từ từ kết nối vào sự hiểu biết thế giới nghề nghiệp để ra quyết định nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân tại từng thời điểm.

Tiến sĩ John Lewis Holland (1919 – 2008) là một nhà tâm lý học người Mỹ và Giáo sư danh dự về Xã hội học tại Đại học Johns Hopkins (1969 – 1980). Ông là người tạo ra mô hình phát triển nghề nghiệp, thường được gọi là Lý thuyết Mật mã Holland (Holland code)

Nội dung cơ bản Lý thuyết mật mã Holland đưa ra một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp:

• Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc.

• Hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuậtNhóm nghiên cứuNhóm nghệ thuậtNhóm xã hộiNhóm quản LýNhóm nghiệp vụ.

Nền tảng lý thuyết đặc tính nghề của Mật mã Holland

Tác giả Lý thuyết Mật mã Holland (1985) đã phân tích các nhóm đặc tính nghề qua sự khác biệt rõ nét về sở thích, năng lực, nhận thức và giá trị của cá nhân. Cụ thể:

  1. Sở thích: đề cập đến việc cá nhân ưa thích các nghề nghiệp hoặc tình huống mà mình thường/đã từng thực hiện.
  2. Năng lực: nói về việc sử dụng năng lực nổi trội của bản thân để giải quyết các vấn đề trong công việc và trong các hoàn cảnh khác.
  3. Nhận thức: kể đến việc tự nhận xét bản thân là cá nhân có các đặc tính gắn liền với nhóm mà mình thuộc về.
  4. Giá trị: coi trọng các thành tựu liên quan đến nhóm ưa thích.

Qua đó, các bạn có thể thấy với đủ cả 4 khía cạnh trên sẽ giúp ta biết mình thuộc về nhóm đặc tính nào. Công cụ trắc nghiệm “Sở thích nghề nghiệp theo Holland” sẽ giúp mỗi cá nhân khám phá khía cạnh đầu tiên (Sở thích) mà tác giả J.Holland đã đề cập trong lý thuyết của mình.

Riêng với khía cạnh 2, 3 và 4, mỗi người cần phải đối thoại và làm rõ với chuyên viên hướng nghiệp hoặc những người đã có nhiều kinh nghiệm và am hiểu nhiều lĩnh vực để có thể ra quyết định ngành nghề một cách chính xác.

6 nhóm Sở thích nghề nghiệp trong Lý thuyết Mật mã Holland

Nội dung cơ bản của 6 nhóm đặc tính nghề theo Lý thuyết mật mã Holland được thể hiện trong hình dưới đây:

Kỹ thuật (KT) – nhóm Kỹ thuật có sự ưu tiên cho các hoạt động đòi hỏi sự tương tác (hoặc là thao tác) với các đồ vật, công cụ, máy móc và động vật một cách rõ ràng, có trật tự hoặc có hệ thống. Nhóm này không có thiện cảm với các hoạt động giáo dục hoặc trị liệu.

Nghiên cứu (NC) – nhóm Nghiên cứu có sự ưu tiên cho các hoạt động đòi hỏi sự điều tra các hiện tượng vật lý, sinh học và văn hóa theo phương pháp quan sát, tượng trưng, có hệ thống và sáng tạo để hiểu và kiểm soát các hiện tượng đó. Nhóm này không có thiện cảm với các hoạt động thuyết phục, giao tiếp và lặp đi
lặp lại.

Nghệ thuật (NT) – nhóm Nghệ thuật có sự ưu tiên cho các hoạt động tự do, chưa rõ ràng, chưa được hệ thống hoá. Các hoạt động này đòi hỏi sự vận dụng các chất liệu, qua ngôn ngữ nói, hoặc liên quan đến con người để tạo ra các hình thức hoặc sản phẩm nghệ thuật. Nhóm này không có thiện cảm với các hoạt động rõ ràng, có hệ thống và theo yêu cầu.

Xã hội (XH) – nhóm Xã hội có sự ưu tiên cho các hoạt động đòi hỏi làm việc với người khác để thông báo, huấn luyện, phát triển, chữa lành hoặc giác ngộ. Nhóm này không có thiện cảm với các hoạt động rõ ràng, có trật tự, có hệ thống liên quan đến vật liệu, công cụ hoặc máy móc.

Quản lý (QL) – nhóm Quản lý có sự ưu tiên cho các hoạt động đòi hỏi sự ảnh hưởng và chi phối lên người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích kinh tế. Nhóm này không có thiện cảm với các hoạt động quan sát, tượng trưng và hệ thống.

Nghiệp vụ (NV) – nhóm Nghiệp vụ có sự ưu tiên cho các hoạt động đòi hỏi phải xử lý dữ liệu rõ ràng, có trật tự, có hệ thống. Nhóm này không có thiện cảm với các hoạt động mơ hồ, tự do, thăm dò hoặc không hệ thống hóa.

Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm trọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: Nghiên cứu – Kỹ thuật, Nghệ thuật – Xã hội… Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét nhiều hơn một nhóm tính cách để thực sự xác định được nhóm nào phù hợp với mình hơn cả.

Mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn về 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland tại bài viết này tại đây

Trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp Holland dành cho hướng nghiệp

Nghiên cứu đặc tính nghề nghiệp của tác giả John Holland giúp một người hiểu bản thân, rồi từ đó hiểu thế giới nghề nghiệp, để cuối cùng kết nối được giữa mình và nghề nghiệp phù hợp. Trong phát triển nghề nghiệp, bước đầu tiên và quan trọng nhất là hiểu sở thích nghề nghiệp của bản thân trước khi tìm hiểu khả năng tự nhiên và tìm hiểu thế giới ngành nghề. Đó là lý do vì sao công cụ trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp theo Holland ra đời.

Công cụ Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland được đội ngũ Tuhoc.com.vn xây dựng và cung cấp hoàn toàn miễn phí, giúp các bạn phần nào tìm được sở thích nghề nghiệp của bạn tương ứng với Lý thuyết mật mã Holland. Sau khi thực hiện, các bạn dùng kết quả đó kết nối với Bản đồ thế giới nghề nghiệp, từ đó giúp bạn chọn ra hướng đi trong tương lai của mình được dễ dàng hơn. Các bạn đọc và làm trắc nghiệm theo hướng dẫn tại bài viết này nhé: Hướng dẫn chi tiết thực hiện công cụ Sở thích nghề nghiệp theo Holland

0944.363.848
icons8-exercise-96 chat-active-icon